ÐẠO PHÁP - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y NAM AN

ÐẠO PHÁP - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y NAM AN

ÐẠO PHÁP - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y NAM AN

ÐẠO PHÁP - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y NAM AN

ÐẠO PHÁP - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y NAM AN
ÐẠO PHÁP - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y NAM AN
hotline 0909.288.777 - 0968.288.777 - 098.900.9434 Email bacsyho@gmail.com Địa chỉ75/13 Nguyễn Văn Cừ, Phường 1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

ÐẠO PHÁP

ÐẠO PHÁP

CHƯƠNG I: VỀ CHỨC SẮC CAI TRỊ TRONG ÐẠO

CHƯƠNG II: VỀ NGƯỜI GIỮ ÐẠO

CHƯƠNG III: VỀ VIỆC LẬP HỌ

CHƯƠNG IV: VỀ NGŨ GIỚI CẤM

CHƯƠNG V: VỀ TỨ ÐẠI ÐIỀU QUI

  • Ðiều Thứ Hai Mươi Hai:
    • Phải tuân lời dạy của bề trên, chẳng hổ chịu cho bực thấp hơn điều độ
    • Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, quên mình mà làm nên cho người
    • Bạc tiền xuất nhập phân minh, đừng mượn vay không trả
    • Trước mặt sau lưng, cũng đồng một bực, đừng kỉnh trước rồi khi sau

CHƯƠNG VI: VỀ GIÁO HUẤN

CHƯƠNG VII: VỀ HÌNH PHẠT

CHƯƠNG VIII: VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT PHÁP

Ðể tiện việc tham khảo chúng tôi thêm vào phần trên đây. Nguyên bản của Hội Thánh không có.


ÐẠO PHÁP

CHƯƠNG I: 
VỀ CHỨC SẮC CAI TRỊ TRONG ĐẠO

Ðiều Thứ Nhứt:

  • Trên hết có một phẩm GIÁO TÔNG là anh cả có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt cả tín đồ trong đường Ðạo và đường Ðời. Ðức Giáo Tông có quyền về phần xác, chớ không có quyền về phần hồn.

  • Ðức Giáo Tông đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giái mà cầu rỗi cho cả tín đồ.

  • Chư tín đồ phải tuân mạng lịnh phẩm ấy.

Ðiều Thứ Nhì:

  • Kế đó có ba vị CHƯỞNG PHÁP của ba phái là Nho, Thích, Ðạo.

  • Ba vị ấy có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành, hoặc của Giáo Tông truyền xuống, hoặc của Ðầu Sư dâng lên. Như hai đàng chẳng thuận thì phải dâng lên cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Ðài cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại.

  • Ba vị ấy có quyền xem xét Kinh Ðiển trước khi phổ thông; như có Kinh Luật chi làm cho bại phong hóa thì ba vị ấy phải truất bỏ chẳng cho xuất bản.

  • Mỗi Chưởng Pháp có ấn riêng. Ba ấn phải có đủ trên mỗi Luật mới đặng thi hành.

  • Chưởng Pháp phải can gián sửa lỗi của Giáo Tông; nếu cả ba thấy lẽ vô đạo của Giáo Tông, có quyền đem đơn kiện nơi Tòa Thánh.

Ðiều Thứ Ba:

  • Ba vị ÐẦU SƯ của ba phái có quyền cai trị phần Ðạo và phần Ðời của tín đồ.

  • Ba vị ấy đặng quyền lập luật, song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn. Ba vị ấy phải tuân mạng lịnh Giáo Tông truyền dạy. Như khoản Luật Lệ nào nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh thì ba vị ấy được nài xin hủy bỏ.

  • Như Luật Lệ nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba đều ký tên không tuân mạng thì Luật Lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông; Giáo Tông truyền lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại.

  • Ba vị có ấn riêng nhau; mỗi tờ giấy chi chi phải có đủ ba ấn mới thi hành.

Ðiều Thứ Tư:

  • Ba mươi sáu vị PHỐI SƯ, chia ra mỗi phái là 12 vị. Trong ấy có ba vị CHÁNH PHỐI SƯ.

  • Ba vị ấy đặng thế quyền cho Ðầu Sư mà hành sự song chẳng quyền cầu phá luật lệ.

Ðiều Thứ Năm:

  • GIÁO SƯ có 72 người, trong mỗi phái có 24 người. Giáo Sư là người để dạy dỗ chư tín đồ trong đường Ðạo và đường Ðời.

  • Buộc Giáo Sư lo lắng cho chư tín đồ như anh ruột lo cho em.

  • Giáo Sư cầm sổ bộ của cả tín đồ, phải chăm nom về sự tang hôn của mỗi người.

  • Như tại châu thành lớn, Giáo Sư được quyền cai quản và cúng tế Thầy như thể Ðầu Sư và Phối Sư.

  • Giáo Sư đặng quyền dâng sớ cầu nài về Luật Lệ làm hại nhơn sanh hay là cầu chế giảm Luật Lệ ấy.

  • Giáo Sư phải thân cận với tín đồ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ.

Ðiều Thứ Sáu:

  • GIÁO HỮU là người để phổ thông chơn đạo của Thầy, đặng quyền xin chế giảm Luật Lệ đạo, đặng phép hành lễ khi làm chủ mấy cái chùa nơi mấy tỉnh nhỏ. Có 3.000 Giáo Hữu, mỗi phái 1.000, chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt.

Ðiều Thứ Bảy:

  • LỄ SANH là người có hạnh, lựa chọn trong chư tín đồ mà hành lễ.

  • Lễ Sanh đặng quyền đi khai đàn cho mỗi tín đồ.

  • Phải vào hàng Lễ Sanh rồi mới mong bước qua hàng Chức Sắc.

Luật lệ lập Hội Thánh này vì chiếu theo Thánh Ngôn mà đem ra.

Ðiều Thứ Tám:

  • Ðầu Sư muốn lên Chưởng Pháp thì nhờ ba vị công cử nhau.

  • Phối Sư muốn lên Ðầu Sư thì nhờ 36 vị công cử lên.

  • Giáo Sư muốn lên Phối Sư thì nhờ 72 vị công cử nhau.

  • Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư thì nhờ 3.000 vị xúm nhau công cử.

  • Lễ Sanh muốn lên Giáo Hữu thì nhờ cả Lễ Sanh xúm nhau công cử.

  • Ngôi Giáo Tông thì hai phẩm Chưởng Pháp và Ðầu Sư tranh đặng, song phải chịu toàn tín đồ công cử mới đặng.

  • Kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.

Luật lệ lập Hội Thánh này vì chiếu theo Thánh Ngôn mà đem ra.

 

CHƯƠNG II: 
VỀ NGƯỜI GIỮ ĐẠO

Ðiều Thứ Chín:

  • Muốn xin nhập môn phải có hai người đạo đức tiến dẫn đến người làm đầu trong Họ. Hai người tiến dẫn phải lo lắng chỉ biểu và dìu dắt người mới cho hiểu biết đạo lý.

Ðiều Thứ Mười:

  • Mỗi Thánh Thất từ đây phải lập minh thệ. Còn ai mới vô Ðạo, nội ngày đem tên vào sổ phải ra đứng giữa đại điện thề liền.

  • Buộc phải thuộc Kinh và thông hiểu Luật Pháp của Ðại Ðạo truyền ra.

Ðiều Thứ Mười Một:

  • Người làm đầu trong Họ hay là Chức Sắc thay mặt cho mình phải đến làm lễ cúng khai đàn trấn thần an vị cho người mới vào Ðạo.

Ðiều Thứ Mười Hai:

Nhập môn rồi gọi là tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:

  1. Một bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ họăc 6 họăc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ Giái Cấm và phải tuân theo Thế Luật của Ðại Ðạo truyền bá. Bực này gọi là người giữ Ðạo mà thôi; vào phẩm hạ thừa.

  2. Một bực đã giữ trường trai, giái sát và tứ đại điều qui, gọi là vào phẩm thượng thừa.

Ðiều Thứ Mười Ba:

  • Trong hàng hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ mười ngày sắp lên, được thọ truyền bửu pháp, vào tịnh thất có người chỉ luyện Ðạo.

Ðiều Thứ Mười Bốn:

  • Chức Sắc cai trị trong đạo từ bực Giáo Hữu sắp lên, phải chọn trong bực người thượng thừa mà thôi.

Ðiều Thứ Mười Lăm:

  • Bực thượng thừa theo Ðại Ðạo buộc phải để râu, tóc. Ăn mặc thường. Phải dùng toàn đồ vải trắng, hoặc màu theo phái mình, song phải tùy tiện chẳng nên xa xí.

 

CHƯƠNG III:
VỀ VIỆC LẬP HỌ

Ðiều Thứ Mười Sáu:

  • Nơi nào có đông tín đồ được chừng 500 người sấp lên, thì được lập riêng một Họ đặt riêng một Thánh Thất, có một Chức Sắc làm đầu cai trị.

Ðiều Thứ Mười Bảy:

  • Sự lập Họ phải có phép Ðức Giáo Tông và phải do nơi quyền người.

Ðiều Thứ Mười Tám:

  • Bổn đạo trong Họ phải tuân mạng lịnh của Chức Sắc làm đầu trong Họ, nhứt nhứt phải do nơi người, chẳng đặng tự chuyên mà trái Ðạo.

Ðiều Thứ Mười Chín:

  • Một tháng hai ngày Sóc Vọng, bổn đạo phải tựu lại Thánh Thất sở tại mà làm lễ và nghe dạy. Trừ ra ai có việc được chế.

Ðiều Thứ Hai Mươi:

  • Chức Sắc giữ Thánh Thất mỗi ngày phải làm tiểu lễ bốn lần theo Tứ Thời: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi Thời phải cúng đúng 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ tối và 12 giờ khuya.

  • Ðổ một hồi chuông trước khi hành lễ. Trong mấy Thời này, bổn đạo muốn đến tụng kinh tùy ý.

 

CHƯƠNG IV:
VỀ NGŨ GIỚI CẤM

Ðiều Thứ Hai Mươi Mốt:

Hễ nhập môn rồi phải trau giồi giữ tánh hạnh, cần giữ Ngũ Giới Cấm là:

  1. Nhứt Bất Sát Sanh, là chẳng nên sát hại sanh vật.

  2. Nhì Bất Du Ðạo, là cấm trộm cướp; lấy ngang, lường gạt của người, hoặc mượn vay không trả, hoặc chứa đồ gian, hoặc lượm lấy của rơi, hoặc sanh lòng tham của quấy để ý hại cho người, mà lợi cho mình, cờ bạc gian lận.

  3. Tam Bất Tà Dâm, là cấm lấy vợ người, thả theo đàn điếm, xúi giục người làm loạn luân thường, hoặc thấy sắc dậy lòng tà, hoặc lấy lời gieo tình huê nguyệt (vợ chồng không gọi tà dâm).

  4. Tứ Bất Tửu Nhục, là cấm say mê rượu thịt, ăn uống quá độ, rối loạn tâm thần, làm cho náo động xóm làng, hoặc miệng ước rượu ngon, bụng mơ đồ mỹ vị.

  5. Ngũ Bất Vọng Ngữ, là cấm xảo trá láo xược, gạt gẫm người, khoe mình, bày lỗi người, chuyện quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy, nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ khác, xúi giục người hờn giận, kiện thưa xa cách, ăn nói lỗ mãng, thô tục, chưởi rủa người, hủy báng Tôn Giáo, nói ra không giữ lời hứa.

 

CHƯƠNG V:
VỀ TỨ ĐẠI ĐIỀU QUI

Ðiều Thứ Hai Mươi Hai:

  • Buộc phải trau giồi đức hạnh giữ theo tứ đại điều qui là:

  1. Phải tuân lời dạy của bề trên, chẳng hổ chịu cho bực thấp hơn điều độ. Lấy lễ hòa người. Lỡ làm lỗi, phải ăn năn chịu thiệt.

  2. Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, quên mình mà làm nên cho người. Giúp người nên Ðạo. Ðừng nhớ cừu riêng, chớ che lấp người hiền.

  3. Bạc tiền xuất nhập phân minh, đừng mượn vay không trả. Ðối với trên, dưới đừng lờn dễ, trên dạy dưới lấy lễ, dưới gián trên đừng thất khiêm cung.

  4. Trước mặt sau lưng, cũng đồng một bực, đừng kỉnh trước rồi khi sau.

  • Ðừng thấy đồng đạo tranh đua ngồi mà xem không để lời hòa giải, đừng lấy chung làm riêng đừng vụ riêng mà bỏ việc chung. Pháp luật phải tuân, đừng lấy ý riêng mà trái trên dễ dưới. Ðừng cậy quyền mà yểm tài người.

 

CHƯƠNG VI:
VỀ GIÁO HUẤN

Ðiều Thứ Hai Mươi Ba:

  • Trong Ðạo sẽ lập trường để dạy chữ và dạy Ðạo.

Ðiều Thứ Hai Mươi Bốn:

  • Cách dạy và các việc sắp đặt trong trường sẽ có lập thể lệ riêng.

Ðiều Thứ Hai Mươi Lăm:

  • Sau những người có giấy Tốt Nghiệp của nhà trường cho mới được dự cử vào hàng Chức Sắc trong Ðạo.

 

CHƯƠNG VII:
VỀ HÌNH PHẠT

Ðiều Thứ Hai Mươi Sáu:

  • Trong bổn đạo ai có phạm luật pháp về mấy điều khoản nhẹ, thì về quyền người làm đầu trong Họ phân xử và đặng răn phạt quì hương tụng Kinh Sám Hối.

Ðiều Thứ Hai Mươi Bảy:

  • Như phạm tội trọng hay là tái phạm, thì phải đệ lên cho Hội Công Ðồng phán đoán.

  • Hội ấy một vị Ðầu Sư hay là Phối Sư phái mình làm đầu và có hai vị Chức Sắc hai phái kia nghị án. Hội nầy được quyền trục xuất.

Ðiều Thứ Hai Mươi Tám:

  • Về đường đời bổn đạo có xích mích nhau, cũng phải đến cho người làm đầu trong Họ phân giải.

Ðiều Thứ Hai Mươi Chín:

  • Chư Chưc Sắc, ai có phạm luật pháp trong đạo, thì đem trước Tòa Tam Giáo phân xử.

Ðiều Thứ Ba Mươi:

  • Tòa Tam Giáo có Ðức Giáo Tông làm đầu. Ba vị Chưởng Pháp nghị án. Vị Ðầu Sư phái mình về phần dâng biểu buộc tội. Một chức sắc Hiệp Thiên Ðài làm trạng sư.

Ðiều Thứ Ba Mươi Mốt:

  • Tòa này có quyền xử giáng cấp hay là trục xuất.

 

CHƯƠNG VIII:
VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT PHÁP

Ðiều Thứ Ba Mươi Hai:

  • Trong hạn 6 tháng, kể từ ngày ban hành luật pháp nầy chư tín đồ phải tuân y các điều lệ.

Ngoại trừ:

    1. Những người làm nghề nghiệp phạm nhằm luật cấm thì được kỳ hạn một năm phải giải nghệ.

    2. Những Chức Sắc chưa trường trai được kỳ hạn hai năm phải tập theo cho kịp.

  • Kỳ dư luật lệ Thầy canh cải phải tuân theo, còn bao nhiêu phải tùy cựu luật.

 

 

THẾ LUẬT

Ðể tiện việc tham khảo chúng tôi thêm vào phần trên đây. Nguyên bản của Hội Thánh không có.


THẾ LUẬT

Người được nhập môn hành đạo phải tuân y Thế Luật như sau nầy:

Ðiều Thứ Nhứt:

  • Hễ thọ giáo với một Thầy thì tỉ như con một cha, phải thương yêu nhau; liên lạc nhau, giúp đỡ nhau lấy lòng thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường Ðạo và đường Ðời.

Ðiều Thứ Hai:

  • Nhập đạo rồi thì phải quên những việc oán thù nhau khi trước; phải tránh việc ganh ghét tranh đua và kiện cáo; phải nhẫn nhịn và hòa thuận với nhau. Rủi có điều chi xích mích, phải vui nghe người làm đầu trong Họ phân giải.

Ðiều Thứ Ba:

  • Phải giữ Tam Cang Ngũ Thường là nguồn cội của Nhơn Ðạo; nam thì hiếu đễ, trung tín, lễ nghĩa, liêm sỉ, nữ thì tùng phụ, tùng phu, tùng tử và công, dung, ngôn, hạnh.

Ðiều Thứ Tư:

  • Ra giao thiệp với đời thì phải tập và giữ tánh ôn, lương, cung, khiêm, nhượng.

Ðiều Thứ Năm:

  • Ðối với hàng đạo hữu phải nuôi nấng cái tình thù tạc với nhau, cho khắn khít cái dây liên lạc. Trong hàng tín đồ còn ở thế phải nhớ 2 dịp là tang và hôn.

Ðiều Thứ Sáu:

  • Việc hôn là việc rất trọng đời người. Phải chọn hôn trong người đồng đạo; trừ ra khi nào người ngoài ưng thuận nhập môn thì mới được kết làm giai ngẫu.

Ðiều Thứ Bảy:

  • Tám ngày trước lễ Sính, chủ hôn trai phải dán bố cáo nơi Thánh Thất sở tại cho trong bổn đạo hay, sau khỏi điều trắc trở.

Ðiều Thứ Tám:

  • Làm lễ Sính rồi hai đàn trai và gái phải đến Thánh Thất mà cầu lễ "Chứng Hôn".

Ðiều Thứ Chín:

  • Cấm người trong Ðạo, từ ngày ban hành luật này về sau, không được cưới hầu thiếp. Rủi có chích lẻ giữa đường thì được chấp nối.

  • Thảng như phụ nữ kia không con nối hậu thì Thầy cũng rộng cho đặng phép cưới thiếp song chính mình chánh thê đứng cưới mới đặng.

Ðiều Thứ Mười:

  • Trừ ra có ngoại tình hay là thất hiếu với công cô, vợ chồng người đạo không được để bỏ nhau.

Ðiều Thứ Mười Một:

  • Con nít mới sanh phải chọn cha và mẹ đỡ đầu cho nó, phòng sau bảo hộ nó lúc rủi phải thân côi.

Ðiều Thứ Mười Hai:

  • Ðứa con nít khi được một tháng sắp lên phải đem đến Thánh Thất sở tại mà xin làm lễ "Tắm Thánh" và ghi vào bộ sanh của bổn đạo.

Ðiều Thứ Mười Ba:

  • Buộc cha mẹ con nít từ 6 tuổi, chí 12 tuổi phải cho con vào trường học chữ hay là học đạo.

Ðiều Thứ Mười Bốn:

  • Trong bổn đạo xảy có người mãn phần qui vị thì chư tín đồ trong họ phải chung cùng đến giúp và chia buồn với tang chủ.

  • Mỗi Họ cũng nên lập một Nghĩa Ðịa riêng.

Ðiều Thứ Mười Lăm:

  • Người làm đầu trong Họ, khi tang chủ mời, phải đến hiệp với chư tín đồ trong Họ, làm lễ Cầu Siêu cho vong linh theo Tân Luật và đưa xác đến mộ phần.

Ðiều Thứ Mười Sáu:

  • Trong việc tống chung, không nên xa xí, không nên để lâu ngày, không nên dùng đồ âm công có màu sắc lòe loẹt, chỉ dùng toàn đồ trắng, không nên đãi đằng rần rộ mà mất sự nghiêm tịnh và mất dấu ai bi.

Ðiều Thứ Mười Bảy:

  • Trong việc cúng tế vong linh không nên dùng hi sanh, dùng toàn đồ chay thì được phước hơn; không cấm lễ nhạc, song phải dùng lễ nhạc theo Tân Luật. Tang phục thì y như xưa.

Ðiều Thứ Mười Tám:

  • Việc cầu siêu cho vong linh trong tuần cửu Cửu và đến lúc Tiểu, Ðại tường, thì do nơi Thánh Thất sở tại mà cầu lễ. Bổn đạo trong Họ, nếu có mời, phải đến mà cầu nguyện.

Ðiều Thứ Mười Chín:

  • Một người trong đạo gặp tai nạn thình lình, thì bổn đạo trong Họ hãy tùy hỉ chung nhau, tư trợ cho qua lúc ngặt nghèo.

Ðiều Thứ Hai Mươi:

  • Kễ từ ngày ban hành luật này, người bổn đạo chẳng nên chuyên nghề gì làm cho sát sanh, hại vật; chẳng được làm nghề gì mà tồi phong bại tục; chẳng được soạn hay là ấn hành những truyện phong tình, huê nguyệt, không đặng buôn bán các thứ rượu mạnh và á phiện là vật độc làm cho giảm chất con người.

  • Người nào đã lầm lỡ rồi, hãy kiếm thế mà giải nghệ.

Ðiều Thứ Hai Mươi Mốt:

  • Người bổn đạo ăn mặc phải cần kiệm, tùy phận tùy dươn, cũng nên dùng đồ vải bô và giảm bớt hàng lụa.

Ðiều Thứ Hai Mươi Hai:

  • Người nào trong đạo phạm một hay nhiều điều răn cấm trên đây, thì mấy người khác trong bổn đạo hay biết phải khuyên giải. Nếu chẳng nghe, phải đến tỏ cho người làm đầu trong Họ hay, cho người để lời khuyến dạy.

Ðiều Thứ Hai Mươi Ba:

  • Nếu tái phạm hoặc không bỏ nết hư và nghiệp quấy thì phải trục xuất. Trong bổn đạo không ai đặng nhận nhìn là đạo hữu nữa.

Ðiều Thứ Hai Mươi Bốn:

  • Hội Công Ðồng có Ðầu Sư một phái làm đầu và hai chức sắc hai phái kia nghị sự phán đoán về hình trục xuất theo lời của người làm đầu trong Họ xin.

Lịnh này sẽ dán nơi Thánh Thất sở tại cho chư tín đồ rõ biết.

 

TỊNH THẤT

Ðể tiện việc tham khảo chúng tôi thêm vào phần trên đây. Nguyên bản của Hội Thánh không có.


TỊNH THẤT

"Tịnh Thất" là nhà thanh tịnh để cho các tín đồ vào mà tu luyện.

Muốn vào nhà Tịnh Thất phải tuân y những điều lệ như sau nầy:

Ðiều Thứ Nhứt:

  • Trong hàng tín đồ, ai đã xử tròn nhơn đạo và giữ trai giái từ sáu tháng sắp lên thì được xin vào Tịnh Thất mà nhập định.

Ðiều Thứ Hai:

  • Phải có một người đạo đức hơn mình tiến dẫn và một người đạo hữu bảo hộ.

Ðiều Thứ Ba:

  • Cấm không đặng thơ tín vãng lai với người ngoài, trừ ra thân nhân, song phải có người "Tịnh Chủ" xem trước.

Ðiều Thứ Tư:

  • Cấm người ngoài không được vào nhà Tịnh, chẳng luận là viên quan chức sắc cùng thân tộc tín đồ.

Ðiều Thứ Năm:

  • Cấm không được chuyện vãn với người ngoài, trừ ra cha mẹ và con cháu đến thăm song cũng phải có phép người "Tịnh Chủ" cho.

Ðiều Thứ Sáu:

  • Nhập Tịnh Thất rồi phải tuyệt trầu thuốc và không được ăn vật chi ngoài mấy bữa cơm.

Ðiều Thứ Bảy:

  • Phải giữ cho chơn thần an tịnh, đừng xao xuyến lương tâm. Phải thuận hòa không được tiếng lớn, phải siêng năng giúp ích cho nhau và dìu dắt nhau trong đường đạo.

Ðiều Thứ Tám:

  • Phải tuân mạng lịnh của một "Tịnh Chủ" phải y theo giờ khắc sẽ định mà hành công tu luyện.

 

CHUNG

 


 

backtop